Trung tâm UNESCO Nghiên cứu văn hóa các dòng họ Việt Nam

Trung tâm UNESCO Nghiên cứu văn hóa các dòng họ Việt Nam

Trang thông tin của Trung tâm UNESCO Nghiên cứu văn hóa các dòng họ Việt Nam.
Giới thiệu
TRUNG TÂM UNESCO NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM ra đời, đáp ứng nguyện vọng chính đáng trên của các dòng họ. Trung tâm là chỗ dựa tinh thần, là diễn đàn...
Di sản
Việt Nam là vùng đất có bề dày lịch sử và nền văn hóa đa dạng, thật tự hào khi đến nay  đã có 21 công trình văn hóa của Việt Nam được UNESCO vinh...
Doanh nhân gia tộc
“Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia” Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã nói như vậy liên quan tới câu chuyện tìm kiếm, đào tạo, phát triển, xây dựng đội ngũ kế...
Các Bộ môn nghiên cứu của Trung tâm
Trung tâm UNESSCO văn hóa Gia đình và Dòng họ Việt nam có các bộ môn nghiên cứu sau: Bộ môn Trường Sinh học Dưỡng sinh Bộ môn Khoa học Địa lý Bộ môn Hán Nôm...

Giới thiệu

Con Rồng cháu Tiên
Con Rồng cháu Tiên

TRUNG TÂM UNESCO NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM ra đời, đáp ứng nguyện vọng chính đáng trên của các dòng họ. Trung tâm là chỗ dựa tinh thần, là diễn đàn để dòng họ giao lưu, nơi sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn tôn vinh các chứng tích lịch sử, văn hóa dòng họ. Trung tâm là tập hợp các dữ liệu khoa học về gia phả dòng họ, văn tự Hán - Nôm, di tích danh nhân dòng họ. Ngoài ra, còn có tư vấn xây dựng từ đường, tôn tạo mồ mả, cách dựng gia phả họ tộc ... góp phần đắc lực, định hướng xây dựng dòng họ văn hóa.

Dân tộc Việt Nam tự hào là dòng giống Lạc Hồng, cùng chung cội nguồn là Quốc Tổ Hùng Vương, gồm 54 Dân tộc anh em với trên 80 triệu người thuộc hơn 350 dòng họ, sống hòa thuận, giúp đỡ, bảo vệ nhau qua mấy ngàn năm trên mảnh đất gấm vóc, non sông hình chữ S thiêng liêng và hùng vĩ.

Mỗi dòng họ có một ông Tổ riêng, sinh con đẻ cháu nối dòng đến nay, nếu tính mỗi đời (thế hệ) cách nhau khoảng 25 năm, thì mỗi họ đã có từ 40 đến 70 đời. Theo các nhà nghiên cứu như họ Vũ - Võ được 1200 năm, họ Thân, họ Đào, họ Trần, họ Nguyễn, họ Phan, họ Phạm, họ Mạc, họ Đặng, họ Bùi,... có từ 800 đến hơn 2000 năm.

Do biến thiên của lịch sử, đất nước chiến tranh những người cùng một dòng đã phải chịu cảnh ly tán, mối liên giữa các dòng họ đã có càng nhiều khoảng cách.

Sau khi đất nước hòa bình, gia đình sum họp, mọi dòng họ đều có nghĩ suy “vấn Tổ tầm Tông” lần hồi đã tìm lại được tổ tiên, tập họp con cháu quần tụ trong một cội nguồn, chung sức chung lòng xây dựng dòng họ ngày càng phát triển. Tôn tạo mồ mả, xây dựng nhà  thờ tổ, dựng gia phả họ tộc là những việc làm thiết thực, là đạo lý, là cách cháu con vừa bày tỏ lòng kính yêu, quý trọng tổ tiên, vừa để giáo dục truyền thống tự hào gia tộc. Các dòng họ đã thành lập Hội đồng gia tộc, Ban chấp hành, Ban liên lạc dòng họ, lập Hội khuyến học, Tộc ước ... hoạt động có nền nếp, có quy củ  và hiệu quả.

Tuy nhiên, trong xu hướng hiện nay và thực tế đã có điều kiện - các dòng họ đang mong muốn liên kết, trao đổi, học hỏi để xây dựng dòng họ mình. TRUNG TÂM  UNESCO NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM ra đời, đáp ứng nguyện vọng chính đáng trên của các dòng họ. Trung tâm là chỗ dựa tinh thần, là diễn đàn để dòng họ giao lưu, nơi sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn tôn vinh các chứng tích lịch sử, văn hóa dòng họ. Trung tâm là tập hợp các dữ liệu khoa học về gia phả dòng họ, văn tự Hán - Nôm, di tích danh nhân dòng họ. Ngoài ra, còn có tư vấn xây dựng từ đường, tôn tạo mồ mả, cách dựng gia phả họ tộc ... góp phần đắc lực, định hướng xây dựng dòng họ văn hóa. Các dòng họ đã có hội đồng gia tộc, ban chấp hành, ban liên lạc họ tộc là điều hết sức quý. Nếu các dòng họ phối hợp, tham gia với Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa các Dòng họ Việt Nam sẽ tăng thêm sức mạnh và phát triển tốt hơn, nhanh hơn trên đà hội nhập của đất nước mà nề nếp gia phong, bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được giữ vững, phát huy trên cơ sở chúng ta đã có truyền thống dòng họ văn hóa.

Bản tin UNESCO Nghiên cứu Văn hóa Dòng họ Việt Nam đã tập hợp một số bài biên khảo, thông tin về hoạt động dòng họ và những định hướng sắp tới của Trung tâm. Ban biên tập xin giới thiệu bản tin này đến các dòng họ để tham khảo về một số vấn đề dòng họ đang quan tâm, cùng nhau đóng góp và xây dựng dòng họ vững mạnh. Ban biên tập đã cố gắng nhưng còn nhiều thiếu sót, kính mong quý vị góp ý để chúng tôi thực hiện hoàn chỉnh hơn. Ban Giám đốc, Ban biên tập trân trọng cám ơn các Giáo sư, các nhà nghiên cứu đã gửi bài để bản tin được phong phú. Cám ơn các dòng họ, các nhà hảo tâm đón nhận và tiếp tục tài trợ kinh phí để chúng tôi có thể duy trì các số sau. Trân trọng kính chào!
KỶ NIỆM 60 NĂM KHOA HÓA HỌC ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI 1956-2016.
KỶ NIỆM 60 NĂM KHOA HÓA HỌC ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI 1956-2016.
Bài và ảnh: KIm Chung &Thanh Huyền      Đúng 9h Thứ Bảy, ngày 19.XI.2016, tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI (19 Lê Thánh...
Read More
Họ, làng và nước ở Việt Nam
Họ, làng và nước ở Việt Nam
Họ tộc hình thành vào giai đoạn giải thể của chế độ nguyên thuỷ, bước đầu là các thị tộc mẫu hệ, và khi hình...
Read More
GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA LÀNG, XÃ VIỆT NAM
Gia đình, dòng họ trong quan niệm của đa số người dân vẫn có vai trò quan trọng. Điều này thống nhất ở các nhóm...
Read More
LỜI GIỚI THIỆU
LỜI GIỚI THIỆU
TRUNG TÂM UNESCO NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM ra đời, đáp ứng nguyện vọng chính đáng trên của các dòng họ....
Read More
Văn hóa dòng tộc
Nếu như nói rằng quê hương, tổ quốc, đất nước là cội nguồn của những thành viên của một cộng đồng dân tộc nói chung,...
Read More
LÀNG VÀ QUAN HỆ DÒNG HỌ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ
LÀNG VÀ QUAN HỆ DÒNG HỌ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ
1) Người Việt là tộc người đa số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam[1]. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, người Việt...
Read More

Doanh nhân gia tộc

ba-pham-chi-lan
Chuyên gia Phạm Chi Lan

"Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia"

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã nói như vậy liên quan tới câu chuyện tìm kiếm, đào tạo, phát triển, xây dựng đội ngũ kế thừa trong các gia tộc kinh doanh tại Việt Nam.

Kế tục không nhất thiết là con cháu

Theo bà Lan, mô hình gia tộc kinh doanh có thể thấy ở cả thế giới và trong nước, mà khi nói tới gia tộc kinh doanh người ta thường nghĩ ngay tới chân lý rằng: thế hệ đi trước phải giỏi họ mới đào tạo được người kế tục đi sau.

Tất nhiên, dễ thấy giữa hai thế hệ - thế hệ đi trước và thế hệ kế tục tại Việt Nam họ vẫn đang ở cùng, làm cùng và đi cùng nhau. Điều này là rất bình thường và chấp nhận được.Tại Việt Nam, theo quan sát của vị chuyên gia, nhiều gia tộc kinh doanh cũng bắt đầu nhận thức về vai trò của tính kế tục. Họ đã xây dựng được đội ngũ kế tục chính là những người con, người cháu trong dòng họ và thế hệ kế tục đó cũng đang từng bước tạo dựng được dấu ấn cũng như từng bước khẳng định được bản lĩnh, năng lực, trí tuệ ngày một vừng vàng trên con đường sự nghiệp.

Bởi, nền kinh tế Việt Nam mới đi theo định hướng kinh tế thị trường và mới có doanh nghiệp tư nhân từ khoảng những năm 2000 trở lại đây, tức là có khoảng 20 năm để doanh nghiệp tư nhân mới có điều kiện bứt phát, phát triển và những doanh nghiệp cũ trước đó mới có điều kiện phục hồi, thể hiện mình.

Bà Lan phân tích, 20 năm, chưa đủ thời gian để thế hệ trước rút khỏi thị trường và nhường hẳn cho thế hệ sau tiếp quản những thành quả đã gây dựng. 20 năm cũng chưa đủ thời gian, trải nghiệm để thế hệ thứ hai độc lập phát triển, phát huy tốt những giá trị sẵn có.

Mặc dù vậy, cũng phải ghi nhận tại một số doanh nghiệp và điển hình là những thế hệ kế tục họ đang từng bước chứng minh được những phẩm chất đặc biệt, vượt trội của mình so với những người cùng thế hệ. Họ đang chứng minh khả năng tiếp quản được tương lai của doanh nghiệp, tiếp quản được hệ thống quản trị, tiếp quản được hệ thống cơ chế mang tính quyết định trong doanh nghiệp.

Bà Lan lấy ví dụ, ở Công ty Thép Việt  - Đỗ Duy Hiếu đang làm rất tốt cùng với cha mình 000là ông Đỗ Duy Thái, hay Nguyễn Minh Ngọc ở Công ty gốm xứ Minh Long... đối với một số doanh nghiệp khác cũng vậy, thế hệ kế tục đang cùng với thế hệ đi trước đã phát huy rất tốt sản nghiệp của dòng tộc, của gia đình ngày càng phát triển hơn, vững chắc hơn.

Trong trường hợp này, không thể nói, thế hệ sau chỉ dựa hơi, hưởng thành quả của thế hệ đi trước mà chưa kế thừa được yếu tố trí tuệ, chưa phát huy được tính truyền thống "cha truyền con nối" trong các gia tộc kinh doanh. Thế hệ sau cần phải có thời gian để cho thế hệ trước rút dần khỏi thị trường và nhường lại sự dẫn dắt sản nghiệp cho con cháu. Họ cũng cần có thời gian để thế hệ sau lớn dần lên, có cơ hội thể hiện tốt hơn bản năng kế thừa vượt trội để tự khẳng định mình, chứng minh mình trong cơ chế mới, điều kiện mới, môi trường mới.

Bên cạnh đó, yếu tố môi trường, xã hội, thể chế cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tính kế thừa trong dòng tộc. Nền kinh tế Việt Nam vẫn trong quá trình tiếp tục chuyển đổi sang cơ chế thị trường, chưa hoàn thiện thể chế đây là hạn chế, rào cản lớn chưa cho phép những người trẻ có cơ hội được áp dụng ngay những gì đã học được, hiểu được theo nguyên lý cơ chế thị trường hiện đại.

Vì thế, ở giai đoạn đầu có thể thấy sự dựa dẫm vào cách thức hoạt động của thế hệ cha ông, tạo bước đệm từng bước bước đi trên con đường sự nghiệp của mình cũng là hợp lý.

Tuy nhiên, bà Phạm Chi Lan vẫn cho rằng, đối với việc duy trì, phát huy và phát triển một sự nghiệp thì tính kế tục cần được mở rộng ra, không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp tức là chỉ có con, cháu trong nhà mà cần mở cửa cho nhiều người không phải "con ông, cháu cha" nhưng có đủ tài năng, tâm, trí được thể hiện mình. Trong một môi trường tài năng cũng có cạnh tranh thì chắc chắn tính kế tục sẽ ngày càng bền vững hơn, theo chiều hướng tích cực hơn.

“HẦU ĐỒNG” QUA MỘT BÀI BÁO
“HẦU ĐỒNG” QUA MỘT BÀI BÁO
Hà Nội 26.XII.2016 Tuyết Sơn    Khi đọc bài báo “Ông Tây mê hầu đồng” của Thanh Hương, đăng trên mạng 06:49 ngày 13 tháng...
Read More
CLB DOANH NHÂN HỌ BÙI VIỆT NAM: HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG 2016
CLB DOANH NHÂN HỌ BÙI VIỆT NAM: HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG 2016
Sáng ngày 26/11/2016, tại nhà hàng Lục Nam tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã diễn ra Hội nghị Tổng kết hoạt động...
Read More
Văn hóa âm lịch
Câu chuyện được chuyển tải từ những năm 2005 nhưng vẫn còn giữ nguyên giá trị thời sự.
Read More
KỶ NIỆM 60 NĂM KHOA HÓA HỌC ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI 1956-2016.
KỶ NIỆM 60 NĂM KHOA HÓA HỌC ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI 1956-2016.
Bài và ảnh: KIm Chung &Thanh Huyền      Đúng 9h Thứ Bảy, ngày 19.XI.2016, tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI (19 Lê Thánh...
Read More
Hào khí Thăng Long
Hào khí Thăng Long
Hào khí Thăng Long – Hoạt Hình Lịch Sử Việt Nam Hay Nhất. Thể loại Hoạt Hình 2D. Đạo diễn: Nguyễn Nhân Lập – Trần...
Read More
MỜI DỰ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2016 CLB DOANH NHÂN HỌ BÙI VIỆT NAM
CLB Doanh nhân họ Bùi Việt Nam trân trọng kính mời các thành viên CLB Doanh nhân họ Bùi Việt Nam, các Doanh nhân –...
Read More
Thiền dưỡng sinh có phải là một tôn giáo?
Thiền dưỡng sinh có phải là một tôn giáo?
Thiền như chúng ta được biết xuất phát từ Ấn Độ và Ai Cập cổ đại. Minh chứng là các nhà khoa học khi tìm...
Read More
Bộ môn Trường Sinh học Dưỡng sinh
Bộ môn Trường Sinh học Dưỡng sinh
Trong điều kiện sống hiện nay, môi trường xung quanh ta đang bị ô nhiễm nặng nề bởi khối lượng khổng lồ  rác thải do...
Read More

“HẦU ĐỒNG” QUA MỘT BÀI BÁO

Hà Nội 26.XII.2016 Tuyết Sơn    Khi đọc bài báo “Ông Tây mê hầu đồng” của Thanh Hương, đăng trên mạng 06:49 ngày 13 tháng 11 năm 2016, chúng ta thấy rằng: Ông Tewfic El-Sawy chỉ là một người chụp ảnh chuyên nghiệp. Ông ta không phải là nhà Sử …